Phân loại kích cỡ
Nhân điều loại 1 phải có kích cỡ theo quy định, còn các loại nguyên khác thì có thể phân ra thành nhiều loại khác nhau.
Tỷ lệ bể vỡ trong nhân điều nguyên không được vượt quá 10% trọng lượng.
Tỷ lệ vỡ vụn trong loại bể góc và bể đôi không vượt quá 10% trọng lượng.
Tỷ lệ vỡ trong các cấp loại thấp hơn không được vượt quá 5% trọng lượng.
Thiết kế kích cỡ | Số hạt đếm được | |
Kg | Pound | |
180 (hoặc SLW) | 266 - 395 | 120 - 180 |
210 (hoặc LW) | 395 - 465 | 180 - 210 |
240 | 485 - 530 | 220 - 240 |
320 | 660 - 706 | 300 - 320 |
450 | 880 - 990 | 400 - 450 |
Hạt nguyên (W)
Nhân điều nguyên là nhân điều có hình dạng đặc trưng, còn nguyên hạt, tỷ lệ bể không quá 1/8. Loại này ký hiệu là "W"
Hạt bể góc (B)
Những hạt này bị bể theo chiều ngang ít hơn 7/8 nhưng không dưới 3/8 nhân nguyên, mầm vẫn còn dính tự nhiên trong hạt bể. Loại này được ký hiệu là "B".
Hạt bể đôi (S)
Nhân điều bị bể đôi theo chiều dài của hạt, lá mầm bị vỡ dưới 1/8. Loại này được ký hiệu là "S".
Hạt bể lớn (P)
Đây là những mảnh vỡ của loại bể đôi dưới 7/8 lá mầm, và không lọt qua sàng lỗ 4.75mm (tiêu chuẩn Mỹ số 7). Loại này được ký hiệu là "P".
Hạt bể nhỏ (SP)
Đây là những mảnh vỡ từ loại bể đôi dưới 5/8 lá mầm, và không lọt qua sàng lỗ 2.80mm (tiêu chuẩn Mỹ số 7). Loại này được ký hiệu là "SP"
Hạt bể nhỏ kiểu Braxin (SSP)
Đây là những mảnh vỡ từ loại bể đôi dưới 5/8 lá mầm, và không lọt qua sàng lỗ 2.36mm (tiêu chuẩn Mỹ số 8). Loại này được ký hiệu là "SSP"
Vụn cám (G)
Đây là phần vụn của bể đôi và không lọt qua sàng lỗ 1.70mm (tiêu chuẩn Mỹ số 12). Loại này được ký hiệu là "G".
Xác định
Mức hư hỏng nghiêm trọng bao gồm (không giới hạn): các loại côn trùng, loài gặm nhấm, chim chóc, các loại mốc có thể thấy được bằng mắt thường, hoặc có mùi hôi, nhiều bụi, sót vỏ lụa.
*Hư hỏng do côn trùng: có thể thấy trên nhân điều những hư hỏng do các côn trùng chết hoặc sống gây ra, hoặc do các loại ấu trùng trong các thời kỳ sinh trưởng của chúng, cũng có thể thấy chất thải của côn trùng hay các mảnh vỡ, dây đay, bụi, hoặc các yếu tố cho thấy hoạt động của côn trùng trong container.
*Hư hỏng do loài gặm nhấm gây ra: có thể thấy các yếu tố cho thấy sự hoạt động của loài gặm nhấm.
*Hư hỏng do chim chóc: có lẫn những mẩu lông chim hoặc phân chim.
*Các loại mốc thấy được bằng mắt thường: có thể thấy được những màng tơ nhỏ của mốc bám trên nhân điều.
*Mùi hôi: đây chính là mùi ôi của dầu điều.
*Nhân bị mục: bất kỳ vết rã mục nào lớn hơn 1mm theo bán kính hoặc ăn sâu vào trong hạt 1mm hay hơn đều bị coi là hạt bị rã mục.
*Tạp chất: không giới hạn, bao gồm: vỏ lụa, vỏ, đá, bụi, miểng chai, kim loại, rơm, cành con, tăm que, bao nhựa, tóc, các loại vải sợi công nghiệp, giấy, sợi tơ.
Những khuyết tật gây mất phẩm chất nhân điều bao gồm các hư hỏng bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến bề mặt của lô hàng, như: lỗ kim, khuyết tật, mất màu, non, hoặc da nhăn nheo, có đốm đen hoặc đốm nâu, dính vỏ lụa, bị cạo gọt, lốm đốm.Những khuyết tật này có thể thấy khác nhau trong từng loại nhân khác nhau. Sự có mặt của loại cấp thấp hơn cũng ảnh hưởng đến phẩm chất của nhân điều.
*Màu vàng do sấy: là sự xuống màu do nung nóng quá nhiệt độ trong quá trình sấy nhân còn vỏ lụa.
*Hạt bị khuyết tật hoặc xuống màu: những vệt màu tập trung thành đốm không quá 3mm trên nhân điều, vật màu này do các nguyên nhân khác hơn là do quá trình bóc vỏ lụa.
*Hạt non: hạt chưa phát triển và không có hình dạng đặc trưng của hạt điều.
*Hạt nhăn nheo nhẹ: bề mặt ngoài của hạt xuất hiện sự úa tàn.
*Hạt nhăn nheo: hạt bị úa và méo mó về hình dạng.
*Hạt lốm đốm: các đốm nâu, đen hoặc màu khác tập trung thành vết khoảng 1mm (do nhiều nguyên nhân), các đốm này đã có trên nhân trước khi thu hoạch.
*Hạt dính vỏ lụa: là hạt có vỏ lụa dính trên bề mặt hạt có đường kính lớn hơn 2mm và tập trung thành một khoảng nhỏ.
*Hạt bị thiệt hại về bề mặt: do dấu dao cạo gọt trên bề mặt làm thay đổi hình dạng đặc trưng của hạt.
*Vết ố: là những vết màu nâu hoặc đen xuất hiện trên bề mặt của hạt do quá trình đậy nắp thùng thiếc có một giọt dầu nhỏ vào trong.
*Vết chấm nhỏ: những vết bẩn màu nâu xuất hiện sau khi bóc vỏ lụa.
Nguồn: Tiêu chuẩn nhân điều thành phẩm
Xem thêm:
Tiêu Chuẩn Nhân Điều Thành Phẩm | Những Dung Sai Đối Với Những Khuyết Tật Và Hư Hỏng Của Nhân ĐiềuXem thêm:
QUY CÁCH HẠT ĐIỀU NHÂN AFI NGÀNH NÔNG SẢN VÀ HẠT | Yêu cầu chung và Phân loại và chất lượng
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4850:2010 NHÂN HẠT ĐIỀU
Sự phân bố của cây điều ở Việt Nam
Những cách chế biến hạt điều thành món ăn dùng ngay – phần 2
Dầu hạt điều – Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng
TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Các quy định liên quan đến chất lượng
Nguyên tắc phân loại nhân điều và Quy định tiêu chuẩn về phân loại nhân điều
TCVN 12380:2018 VỀ HẠT ĐIỀU THÔ
Dầu vỏ hạt điều là gì? Thành phần cấu tạo và chất lượng của dầu vỏ điều
Tiêu Chuẩn Nhân Điều Thành Phẩm | Phân Loại Kích Cỡ Và Xác Định
Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN 4850:1998) Về Nhân Hạt Điều
Đặc Điểm Của Lá Điều, Mùa Vụ Và Giá Trị Dinh Dưỡng
Subscribe by Email
Follow Updates Articles from This Blog via Email
No Comments