Vỏ điều
Vỏ điều là thứ nhiều người xem là phế phẩm, nhưng đang trở thành nguồn nguyên liệu mới với nhiều ứng dụng và được mong đợi tạo ra thị trường triệu đô, đóng góp tích cực cho chuỗi giá trị của ngành điều. Từ vỏ hạt điều có thể sản xuất ra dầu điều và than hoạt tính với rất nhiều ứng dụng cho nhiều ngành công nghiệp kỹ thuật cao.
Theo thực tế, từ 100kg hạt điều thô có thể cho ra được từ 68-75 kg vỏ điều và 25-30 kg nhân điều, từ lượng vỏ điều trên có thể sản xuất được khoảng 15,4 kg dầu điều.
Hạt điều được bao quanh bởi hai lớp vỏ: lớp vỏ lụa mỏng bên trong và lớp vỏ cứng bên ngoài. Vỏ là lớp vỏ bao quanh nhân, vỏ chiếm khoảng 72%, nhân chiếm 28% trọng lượng quả thực. Vỏ hạt điều có thành phần chủ yếu là cardol và anacardic. Hiện nay, hạt điều đang trở thành loại hạt được chế biến rất nhiều với con số lên đến hơn 3,5 triệu tấn hàng năm (theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ - số 42/2016). Vỏ hạt điều là phế phẩm thải ra từ quá trình sản xuất và chế biến hạt điều. Trước nghiêm trọng đến môi trường. Sau này, với sự phát triển của khoa học công nghệ, vỏ hạt điều được nghiên cứu và ứng dụng cho rất nhiều lĩnh vực mới. Các sản phẩm tinh chế từ vỏ hạt điều rất đa dạng như: dầu tinh luyện, dầu cardanol, than, than hoạt tính và sản xuất bột ma sát,...
Dầu vỏ điều
Lớp vỏ cứng hạt điều có chứa nhiều hợp chất Phenolic, đây là hợp chất dầu không ăn được - thường được gọi là dầu hạt điều, có tên khoa học viết tắc là CNSL.Trong thành phần chiết xuất từ chất lỏng tinh dầu thu được từ vỏ hạt điều có chứa anacardic acids (70%), cardanol (5%) và cardol (18%). Đây là chất lỏng có độc hóa cao, tuy nhiên nó có chứa hoạt tính giảm ma sát và polyme hóa có rất nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp dân dụng. Dầu thu được từ vỏ hạt điều cũng có thể điều chế ra các hóa chất như carnol và carnadol. Ứng dụng dầu này rất đa dạng, như: bột ma sát, chất chống oxy hoá, dầu bôi trơn máy bay, làm sơn, vecni, má phanh ô tô, xi măng, thuốc diệt nấm và thuốc chữa bệnh cùng nhiều công dụng khác.
Vỏ điều sau khi thu mua xong, sẽ được đưa vào máy ép để lấy dầu thô. Dầu thô sau khi ép xong sẽ được xử lý trong bồn lọc để loại bỏ các cặn bã, còn bã của vỏ hạt điều (còn gọi là bã điều) sẽ được đúc thành khối cho các lò ngói gạch dùng để đốt lò.
Về phần dầu, sau khi được lọc qua bồn sẽ được đưa vào lò phản ứng để được tách nước, phần còn lại là dầu tinh luyện được đưa vào lò dự nhiệt để nâng nhiệt độ của tháo chưng cất chân không và dầu để sản xuất ra cardanol. Trong quá trình chưng cất, dầu tinh luyện ở nhiệt độ cao sẽ chuyển thành dạng hơi và tiếp tục ngưng tụ lại thành chất lỏng ở đáy rồi sau đó chảy ra bể chứa. Phần cặn của dầu cardanol sẽ được sản xuất thành bộ ma sát trong suốt trình chưng cất.
Dầu điều là thành phần được sử dụng phổ biến trong các loại vật liệu kết dính chất lượng cao, hay được dùng để làm các chất tạo màng trong sản xuất sơn tàu biển, các loại vật liệu ép, chịu bền, chịu nhiệt hoá chất trong ứng dụng ngành công nghiệp hoặc điện tử,..Cụ thể như sau:
- Trong y dược: Nhựa điều là một trong những thành phần có thể chữa trị được bệnh lang beng, chàm, vảy nến,..
- Dùng làm nguyên liệu cháy: Dầu điều được so sánh ngang bằng với xăng dầu nên sử dụng dầu điều để làm nguyên liệu cháy cực kì tốt. Tuy nhiên, vì số lượng dầu điều ít và không phổ biến như xăng dầu nên khi sử dụng dầu điều để làm nhiên liệu thì chi phí bỏ ra rất cao.
- Làm sơn dầu: Tất cả các loại sơn chống mọt, chống mối hiện nay đa số đều trộn dầu điều, thành phần dầu điều có công dụng giúp cho gỗ không bị mối hay mọt ăn và còn bền bỉ theo thời gian, đặc biệt là không có hại cho sức khoẻ.
Ước tính, Việt Nam xuất khẩu hơn 600.000 tấn dầu điều mỗi năm, Đồng Nai chiếm tỉ trọng 60% trong ngành sản xuất dầu vỏ hạt điều. Dầu điều của Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ, các doanh nghiệp đầu ngành mỗi tháng có thể xuất khẩu khoảng 10.000 tấn dầu. Các thị trường chính của lĩnh vực này đang là Hàn Quốc và Trung Quốc.
"Tôi nghĩ rằng, Việt Nam hoàn toàn có nhiều lợi thế để có thể trở thành trung tâm nguyên liệu sản xuất dầu điều trên thế giới. Dầu điều vẫn sẽ là sản phẩm chính vì tiềm năng khai thác loại dầu này vẫn lớn hơn Cardanol", đại diện F.T.E đánh giá.
Là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt điều, Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế trong ngành sản xuất hạt điều. Với vị thế chiến lược ở khu vực Đông Nam Á, có nguồn nguyên liệu dồi dào từ ngành công nghiệp chế biến hạt điều trong nước, Việt Nam được xem là có ưu thế nhiều hơn Brazil và Ấn Độ, đặc biệt về chi phí vận chuyển. Chính vì vậy, lợi thế cạnh tranh ngành sản xuất dầu điều của Việt Nam là rất lớn.
Than vỏ điều
Vỏ hạt điều sau khi ép được sử dụng làm chất đốt (than) và than hoạt tính, hoặc làm ván ép công nghiệp,... Bã của vỏ hạt điều (còn gọi là bã điều) sẽ đúc thành các khối vuông, sau đó được dùng làm chất đốt tương tự như than đá, được sử dụng chủ yếu cho các lò gạch.
Quy trình sản xuất than và than hoạt tính từ vỏ hạt điều: bã điều sau khi đã ép lấy dầu được sấy khô và đốt bằng hệ thống truyền nhiệt tạo thành than. Than vỏ điều sau đó sẽ được đưa vào lò hầm than không khói, sau đó tiếp tục được đốt nóng ở nhiệt độ khoảng 850 độ C cho đến khi tạo ra than hoạt tính.
Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại than hoạt tính sản xuất từ vỏ hạt điều thường có chất lượng thấp nhưng chi phí sản xuất cao nên về mặt kinh tế vẫn chưa khả thi. Chính vì vậy, ứng dụng làm than hoạt tính của vỏ hạt điều vẫn chưa được khai thác tối đa.
Nguồn: https://pagacas.com/dau-vo-dieu-than-vo-dieu-vo-lua-dieu-va-go-dieu-blo85
Xem thêm:
Vỏ lụa điềuHộp Quà Tình Thân Pagacas - Combo Quà Tặng
TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Định Nghĩa Và Quy Định Về Kích Cỡ
Lá Điều, Rễ, Vỏ Thân Cây Và Nhựa Thân Cây Điều
Loại Hàng Và Thông Số Kỹ Thuật Của Hạt Điều
Vỏ Điều, Dầu Vỏ Điều Và Than Vỏ Điều
Bệnh hại điều – Thối cổ rễ và váng hồng Quy trình sản xuất hạt điều nhân trắngSâu hại điều – Sâu kết lá và hoa, Bọ phấn đục nõn
Những điều kiện tự nhiên ở Việt Nam thỏa mãn điều kiện về sinh thái của cây điều
Sâu hại điều – Sâu đục lá (sâu ăn lá) và Sâu bao Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính – Ghép cành Bệnh hại điều – Thối cụm hoa và thán thư Quá Trình Phát Triển Của Ngành Điều Việt Nam Giai Đoạn 2016 đến naySubscribe by Email
Follow Updates Articles from This Blog via Email
No Comments